Do sử dụng không đúng cách dẫn tới tủ lạnh bị rò rỉ gas dẫn tới thiếu gas. Tìm hiểu quy trình nạp gas để tự thực hiện hoặc kiểm tra thợ kỹ thuật.



1. Quy trình hút chân

Chuẩn bị các dụng cụ chính.
  • Bơm chân không
  • Bộ đồng hồ nạp gas
  • Rắc co (van nạp)
  • Đèn hàn, que hàn
  • Kìm, mỏ lết …

Quy trình hút chân không
  1. Hàn rắc co vào ống nạp
  2. Lắp theo sơ đồ hình
  3. Cắm điện cho bơm chân không hoạt động, đóng van bên phải và mở lớn van trái của bộ đồng hồ nạp gas, theo dõi đồng hồ phía thấp áp. Nếu áp suất nằm trong khoảng 750 – 760 mmHg thì khóa van trái và dừng bơm.
  4. Theo dõi hệ thống khoảng 30 phút nếu kim đồng hồ không nhíc lên chứng tỏ hệ thống đú kín và chuyển sang giai đoạn nạp gas.

Mục đích chính của việc hút chân không trong tủ lạnh
  • Loại bỏ không khí ra khác hệ thống lạnh
  • Rút hết hơi nước có lẫn trong không khí để tránh hiện tượng tắc ẩm hệ thống lạnh
  • Kiểm tra độ kín của hệ thống trước khi nạp gas

2. Quy trình nạp gas tủ lạnh

Chuẩn bị: Chai gas đồng chủng loại

Qui trình
  • B1: Thay block hút bằng chai gas
  • B2: Đuổi khí dây gas

Mở van phải bộ đồng hồ nạp gas sau đó mở nhẹ van chai gas cho đến khi nghe tiếng xì xì ở đầu dây bên đồng hồ áp suất cao thì đồng van khóa bên phải đồng hồ trước rồi khóa van chai gas.
  • B3: Thử kín các đầu rắc co: Mở nhẹ van chai gas để tăng áp suất sau đó dùng bọt xà phòng thử kín 2 đầu rắc co dây giữa.
  • B4: Khởi động block tủ lạnh, dùng ampe kìm kẹp dòng làm việc blọk.

Mở lớn van trái đồng hồ nạp gas và mở từ từ van chai gas và theo dõi:

* Theo dõi trên đồng hồ thấp áp khống chế lượng gas vào hệ thống (áp 80 PSI) áp suất tăng lớn hơnsuất trên đồng hồ nằm trong khoảng từ 40 thì phải đóng van.

* Theo dõi tình trạng gas trên mắt gas trên đồng hồ nạp gas (Nếu thấy có sủi bọt tại mắt gas thì cần khóa van chai gas vì đó là biểu hiện gas lỏng đi vào hệ thống lạnh gõy va đập thuỷ lực rất nguy hiểm 
cho máy nén).

* Theo dõi dòng làm việc của máy nén nếu thấy dòng làm việc tăng nhanh thì cần phải vặn nhỏ van chai gas, điều chỉnh van chai gas sao cho dòng làm việc tăng đều, không chập chờn.
  • B5: Nhận biết hệ thống đủ gas qua các dấu hiệu :

+ Dàn lạnh bám tuyết đều
+ Dàn nóng nóng đều
+ Trên đương hút từ dàn lạnh về máy nén có đọng sương
+ Dòng làm việc ổn định và tương đương dòng định mức 15 PSI+ áp suất trên đồng hồ nạp gas nằm trong khoảng từ 10
+ Có thể nhận biết qua khối lượng gas định mức
  • B6: Vận hành theo dõi tình trạng tủ.

Khi hệ thống đủ gas thì khóa van bình gas trước sau đó khóa van phải đồng hồ và theo dõi hệ thống, nếu ổn định thì kết thúc việc nạp gas.
  • B7: Cắt bỏ đầu van nạp

Dùng kìm bóp bẹp ống phía dưới đầu van nạp sau đó cắt bỏ rắc co và hàn kín ống (máy nén vần hoạt động). chú ý phải bóp chặt ống để hàn (nếu dùng van 1 chiều thì không cần cắt bỏ rắc co còng được)
  • B8: Thử kín đầu ống nạp


Dùng bọt xà phòng để thử.
Bản quyền nội dung bởi Dịch vụ Bảo hành - Sửa chữa Tủ lạnh Chuyên nghiệp tại Hà Nội